Khởi nghiệp: Cách tổ chức nghiên cứu thị trường BÀI BẢN cho Startup

Như đã đề cập ở phần trước, việc lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là vấn đề “sống còn” của Startup. Để làm được điều đó, Startup nên tìm đến một số đơn vị nghiên cứu thị trường nếu có đủ kinh phí và thời gian. Nếu quy mô nhỏ, trong giai đoạn điều chỉnh liên tục thì các Startup nên cân nhắc tự thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực.

Tuy nhiên việc đánh đổi chi phí để tự thực hiện nghiên cứu, đôi khi cũng rất rủi ro nếu không có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn. Khi đó những kết quả thu thập về thường rất chủ quan, không phản ánh đúng và đủ về thị trường. Dưới đây là những sai lầm mà Startup thường vấp phải khi tự thực hiện:

1. Sai mục tiêu nghiên cứu: Thông thường, các Startup chỉ khai thác khách hàng đánh giá về “cái mình có” và “cái đối thủ có” thay vì kết hợp nghiên cứu cả những cái “khách hàng cần”. Chính vì thế, kết quả khảo sát thường rất khả quan nhưng họ không thực hiểu được nỗi đau của khách hàng cho đến khi mất cả khách hàng hiện có vào tay đối thủ.

2. Sai phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu không phù hợp: Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc thì bạn sẽ không thu thập thông tin trên tổng thể, mà chỉ khảo sát trên 1 nhóm mẫu nhất định và nhóm này phải mang tính đại diện cao. Có nghĩa là từ đặc điểm tính chất của nhóm này, bạn có thể phóng lên, suy ra được đặc điểm, tính chất của tổng thể.

Hầu hết khi tự thực hiện các Startup thường gửi khảo sát cho những người quen biết như bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ, … Được đâu đó khoảng 20 – 40 mẫu rồi cho đó là cả thị trường rộng lớn.

3. Sai đối tượng nghiên cứu: Đối với những dịch vụ vốn có hành trình khách hàng phức tạp, người sử dụng, người ảnh hưởng và người ra quyết định là những người hoàn toàn khác nhau. Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa hẳn là người ra quyết định. Và người không sử dụng, có thể cũng ảnh hưởng đến vấn đề có chọn bạn hay là không.

Ví như đối với sản phẩm là quà tặng cho khách mời tham dự đám cưới. Người sử dụng ở đây là khách mời của bố mẹ, của cô dâu – chú rể, nhưng người ra quyết định thường lại là ba mẹ, cô dâu – chú rể.

Hay đối với các chương trình giáo dục, trung tâm Anh ngữ, Du học, … đối tượng học sinh, sinh viên chỉ phù hợp khi bạn nghiên cứu về hiệu quả của chương trình, chất lượng dịch vụ. Còn nghiên cứu về những thúc đẩy, rào cản cũng như kênh truyền thông để bán hàng thì đối tượng phải là phụ huynh.

Chọn sai đối tượng dẫn đến thông tin thu về bị sai lệch, chủ quan. Điều này đồng nghĩa với cuộc nghiên cứu của bạn xem như “bỏ”.

4. Sai lầm trong cách thiết kế bảng hỏi, đặt sai câu hỏi:

Hầu hết, các Startup suy nghĩ việc thiết kế bản câu hỏi rất đơn giản theo kiểu “Cần gì hỏi đó”, dẫn đến thông tin thu thập về thường dừng ở mức “biết thêm” thay vì trả lời được ĐÚNG & ĐỦ mục tiêu nghiên cứu.

Một số sai lầm cơ bản thường thấy trong việc thiết kế bản câu hỏi như việc đặt câu hỏi quá “hàn lâm” hoặc mơ hồ… khiến người tiêu dùng khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn câu hỏi “Gần đây bạn có thường xuyên đi mua sắm không?” . Những cụm từ như “gần đây”, “thường xuyên”, hoặc “đa phần” … mang tính khái quát rất cao. “Gần đây” của người này sẽ khác với “Gần đây” của người khác. Dẫn đến thông tin không được lượng hóa cùng một thước đo. Câu hỏi đúng cần phải cụ thể và ra được thông tin mà bạn mong muốn, như “Trong vòng 3 tháng qua, bạn đi mua sắm ở siêu thi bao nhiêu lần?”. Kèm theo đó là các câu trả lời gợi ý: Hằng ngày (4-6 lần/tuần), 2-3 lần/ tuần, 1 tuần 1 lần, 2-3 tuần 1 lần, 1 tháng 1 lần, ít hơn hoặc hầu như không đi siêu thị.

Bên cạnh đó, thứ tự sắp xếp câu hỏi cũng rất quan trọng. Nên dẫn dắt người tham gia khảo sát đi từ câu hỏi này sang câu hỏi khác một cách có logic. Bạn không thể đưa những câu hỏi về vấn đề nghiên cứu lên trước câu hỏi gạn lọc vì như thế bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho những đối tượng khảo sát không phù hợp. Hay trong phần câu hỏi chính về vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi cần được sắp xếp theo hướng tăng dần về mức độ cụ thể và độ khó, …

5. Cách thức tiếp cận: Suy nghĩ đầu tiên trong đầu bạn có thể sẽ là gửi bảng khảo sát qua Mail, đưa cho người thân hay đưa lên 1 nhóm Facebook nào đó. Nhưng bạn cần phải xác định đối tượng mà mình sẽ nghiên cứu thuộc nhóm nào? Khách hàng online hay người bận rộn … Và thời gian nào là thích hợp để gửi bảng khảo sát.

Cách tiếp cận sai chỉ làm lãng phí thời gian và chi phí, mà kết quả thu về thì “chẳng có gì cả”.

Thấu hiểu với những trăn trở này của Startup, ngoài việc cung cấp hệ thống khảo sát trực tuyến chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là Startup, T5Research còn cung cấp bộ ngân hàng câu hỏi cũng như cộng đồng tham gia khảo sát đại diện cho người tiêu dùng Việt Nam nhằm hỗ trợ tối đa cho các công ty Startup, SME có thể chủ động tự thực hiện NCTT theo đúng tiêu chuẩn nhất, với mức chi phí thấp hơn rất nhiều lần so với thuê ngoài. Cụ thể như sau:

1. Ngân hàng mẫu nghiên cứu, bảng câu hỏi phân theo ngành hàng, mục đích nghiên cứu giúp bạn luôn đi đúng hướng, bám sát mục tiêu nghiên cứu, xác định đúng đối tượng khảo sát và giúp bạn nhận diện, loại bỏ những câu hỏi thừa, không có ý nghĩa.

Trong quá trình bạn tạo bảng khảo sát, chúng tôi luôn đưa ra các câu hỏi mang tính định hướng, kèm theo đó là những mẫu gợi ý để yên tâm rằng: Bạn sẽ không mắc sai lầm ở bất cứ thời điểm nào.

2. Cộng đồng đáp viên đa dạng, tính đại diện cao, số lượng lớn và luôn gợi ý nhóm đối tượng phù hợp tương ứng với từng mục đích nghiên cứu giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các sai lầm về cách chọn mẫu, số lượng mẫu, độ đại diện cũng như sai đối tượng nghiên cứu.

Hơn 65 nghìn người trên khắp đất nước Việt Nam. Được phân nhóm theo giới tính, độ tuổi, vùng miền, thu nhập, nghề nghiệp, thói quen, hành vi, … có đủ để bạn thực hiện những khảo sát của mình?

3. Tiếp cận người dùng một cách thông minh, theo thời gian thực trên nhiều kênh khác nhau (Email, Call, SMS, Zalo, Viber, Facebook, …). Bạn chỉ cần mất một thao tác Click để có thể đưa bảng khảo sát đến với hàng trăm, hàng nghìn người cho dù người đó đang làm gì, ở bất cứ đâu.

4. Hỗ trợ tư vấn theo giờ: Trong trường hợp khách hàng cần tư vấn thêm, chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn theo giờ, 8/5 ngày làm việc trong tuần.

Trần Đình Tài

Email: trandinhtai@t5r.vn – HP: (+84) 9 3193 5959