Thực trạng Thị trường ví điện tử Việt Nam
Vài năm gần đây, ví điện tử đang dần trở nên quen thuộc với người dùng trong nước. Trên thực tế, việc thanh toán không tiền mặt đem đến nhiều tiện lợi cho người sử dụng như tốc độ thanh toán nhanh và dễ dàng thao tác.
Năm 2019, hai trong số những thương vụ gọi vốn lớn nhất ở Việt Nam đều đến từ những startup ví điện tử: 300 triệu USD cho VNPay và 120 triệu cho _Service(công ty chủ quản của Momo)
Hiện nay, thị trường ví điện tử chưa lớn, mới chỉ chiếm khoảng 8% thị trường thanh toán online. Do đó, để phát triển lớn mạnh hơn nữa, các ví sẽ phải tập trung tạo ra giá trị thật cho khách hàng. Thống kê của nhiều tổ chức cũng cho thấy, hiện 5 ví điện tử đang chiếm tới 90% thị phần trung gian thanh toán cả về số lượng và giá trị giao dịch, gồm: Payoo, Momo, Airpay, MoCa, FPT (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp)
Tính đến thời điểm hiện tại thì ví điện tử MoMo gần 13 triệu lượt người tải ứng dụng để sử dụng.
Tình hình hoạt động của ví điện tử
Hiện, Ví MoMo đang có lợi thế lớn với hệ sinh thái hơn 12 triệu người dùng, 12.000 đối tác, 100.000 điểm chấp nhận thanh toán, liên kết trực tiếp với 22 ngân hàng thương mại.
Hồi đầu tháng 11 vừa qua, Ví MoMo còn gây “sốc” khi hoàn tiền 50% dành cho khách hàng mua xăng dầu tại hệ thống của PVOIL và COMECO nếu thanh toán bằng ví điện tử.
Thực tế, dù “miếng bánh” thị trường ví điện tử tại Việt Nam còn rất lớn, mỗi ví vẫn công bố có thêm hàng triệu khách hàng giao dịch, sử dụng ví, nhưng lợi nhuận biên chỉ 0,2- 0,5%, trong khi nhiều ngành khác lên tới hàng chục phần trăm. Thậm chí, một số “ông lớn” sau nhiều năm vẫn báo lỗ.
Ví dụ, tính đến cuối năm 2018, Ví điện tử MoMo đã lỗ lũy kế gần 1.000 tỷ đồng; ZaloPay cũng báo lỗ 177 tỷ đồng, tăng gần 10 lần mức lỗ so với năm trước đó. Đáng chú ý, ZaloPay và Momo đều nằm trong top ví điện tử có nhiều người dùng nhất hiện nay.
Nguyên nhân
- Khách hàng ít trung thành: có một thực tế là đại đa số người dùng ví điện tử chỉ vì những ưu đãi nên ít trung thành với các thương hiệu mình đang sử dụng.Có tới 47% lượng khách hàng khi được hỏi cho biết mình sẵn sàng thử các thương hiệu mới, chỉ có 7% khẳng định sẽ trung thành với sản phẩm đang sử dụng.
- Thị trường tiêu thụ chưa lớn nhưng cạnh tranh gay gắt giữa nhiều đối thủ: Ở thị trường Việt Nam, 3 trong số ví điện tử phổ biến nhất là ZaloPay, Momo và Moca, theo công bố nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo. ZaloPay, Momo và Moca cùng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút, lôi kéo người dùng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây lan nhanh, Ngân hàng nhà nước đã khuyến cáo người dân hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Đây là một cơ hội lớn cho các công ty cung cấp ví điện tử, đặc biệt là những startup sẵn sàng “đốt” tiền để lôi kéo khách hàng mới .