Xu hướng truyền thông năm 2020
Truyền thông trên mạng xã hội đang ngày càng phát triển và có nhiều xu hướng mới được cập nhật. Các nhà kinh tế cần lưu tâm để nắm bắt thị trường chính xác, hợp lý.
1. Tiktok
TikTok là mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra các video ngắn, chỉnh sửa chúng bằng âm nhạc và các hiệu ứng đặc biệt, sau đó chia sẻ video bằng tài khoản trong ứng dụng. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới trong quý đầu tiên năm 2018, và cũng là ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới, được thế hệ gen Z và cả millenial ưa chuộng.
Tính đến năm 2019, ứng dụng Tiktok có 500 triệu người dùng trên toàn thế giới và 1.5 tỷ lượt tải trên toàn cầu.
Do đó, dự báo năm 2020 sẽ có rất nhiều thương hiệu trên toàn cầu sử dụng Tiktok để truyền thông quảng bá sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng này để tạo ra tiếng nói thương hiệu, vừa tương tác với khán giả và thu hút thêm nhiều người dùng trẻ.
2. Social listening
Social listening là công cụ nhằm thu thập dữ liệu trên Internet dựa trên những từ khóa được xác định trước. Nó thường được sử dụng để giám sát hình ảnh thương hiệu và theo dõi lượng người thảo luận đang thảo luận trực tuyến về nhãn hàng. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể áp dụng social listening trong nhiều hoạt động khác của công ty.
Hiện nay, có khoảng 90% người sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thương hiệu và các nhà bán hàng qua mạng. 78% người dùng Twitter mong đợi thương hiệu sẽ phản hồi trong vòng một giờ. Vì vậy, việc sử dụng công cụ để “lắng nghe” nhu cầu người tiêu dùng là vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, ngoài Noti5 là hệ thống thu thập tin trực tuyến của ePi (Baomoi.com và sau đó ePi hầu như đã từ bỏ) thì còn có hệ thống SocialHeat (của YouNetMedia), Boomerang, Buzzmetrics.Bên cạnh đó còn có những kênh thông tin quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể nghiên cứu là Facebook, diễn đàn (Forum), trang Tin tức (News), Review site và website của các nhà bán lẻ trực tuyến (e-Retailer Site).
3. Nội dung trực tiếp (Live content)
Trong những năm gần đây, người dùng mạng xã hội có xu hướng ưa chuộng nội dung trực tuyến. Theo nghiên cứu về các video của Facebook Live, Youtube và Instagram live chỉ ra rằng: Số giờ xem nội dung video trực tuyến tăng 65% từ năm 2017 đến năm 2018.
Năm 2020, sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, việc sử dụng mạng xã hội đến bán hàng, kinh doanh ngày càng phổ biến như livestream bán hàng trên Facebook, dạy học trực tuyến qua Zoom, hay quảng bá hình ảnh cá nhân, tổ chức qua Youtube,…Năm 2020 là năm của truyền thông trực tuyến. Do đó, các nhà kinh tế nên nắm bắt cơ hội để tiếp cận thị trường và phát triển kinh doanh.
4. Mạng xã hội sẽ quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người dùng
Mạng xã hội quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người dùng hơn bằng cách nâng cấp cách tương tác, trạng thái của người sử dụng. Điển hình là mạng xã hội phát triển nhất hiện nay là Facebook. Cuối tháng 4 năm 2020, Facebook cho ứng dụng biểu tượng “thương thương” là Biểu tượng mới có dạng một khuôn mặt tròn nắm giữ một trái tim nhỏ, ác biểu tượng cảm xúc cũ như cười, ngạc nhiêu, buồn,… vẫn được giữ nguyên. Với Facebook Messenger có thể kích hoạt biểu tượng trái tim yêu thương nhưng mang màu sắc mới bằng cách nhấn giữ vào biểu tượng trái tim hiện có.
Trước đó, Facebook còn ứng dụng giao diện mới và thay đổi chính sách tin nhắn ở messenger để cải thiện trải nghiệm cho người sử dụng.
Xu hướng truyền thông luôn luôn thay đổi nên các nhà kinh tế cần nắm bắt và làm chủ những xu hướng mới đến mở rộng và phát triển kinh doanh.